Văn hóa Thụy_Sĩ

Bài chi tiết: Văn hóa Thụy Sĩ
Buổi hòa nhạc kèn Alphorn tại Vals

Văn hóa Thụy Sĩ mang đặc điểm là đa dạng, phản ánh thông qua phạm vi rộng các phong tục truyền thống.[166] Một khu vực có thể bằng một số cách thức để giữ liên kết mạnh với quốc gia láng giềng chia sẻ cùng ngôn ngữ với họ, bản thân Thụy Sĩ có gốc là văn hóa Tây Âu.[167] Văn hóa Romash cô lập về ngôn ngữ tại bang Graubünden là ngoại lệ, nó tồn tại chỉ trên các thung lũng cao thuộc lưu vực sông Rhine và Inn và phấn đấu duy trì truyền thống ngôn ngữ hiếm của mình.

Thụy Sĩ có nhiều cư dân có đóng góp nổi bật cho văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và khoa học. Ngoài ra quốc gia này còn thu hút một số cá nhân sáng tạo trong thời kỳ bất ổn hoặc chiến tranh tại châu Âu.[168]Thụy Sĩ có khoảng 1000 bảo tàng, được phân bổ trên toàn quốc; số lượng tăng gấp ba lần kể từ năm 1950.[169] Trong số các cuộc trình diễn văn hóa quan trọng nhất được tổ chức thường niên có Lễ hội Paléo, Lễ hội Lucerne,[170] Lễ hội Jazz Montreux,[171] Liên hoan Phim Quốc tế Locarno và Art Basel.[172]

Chủ nghĩa biểu tượng Alpes đóng vai trò thiết yếu trong hình thành lịch sử quốc gia và bản sắc dân tộc Thụy Sĩ.[11][173] Ngày nay một số vùng núi tập trung có văn hóa nghỉ dưỡng trượt tuyết sôi nổi vào mùa đông, và văn hóa đi bộ đường dài hoặc xe đạp leo núi vào mùa hè. Các khu vực khác trong suốt năm có văn hóa giải trí phục vụ cho du lịch, song mùa xuân và mùa thu vắng vẻ hơn do ít du khách hơn. Văn hóa nông dân và mục dân truyền thống cũng chi phối tại nhiều khu vực, các nông trại nhỏ hiện diện khắp nơi khi ra khỏi các thành phố. Nghệ thuật dân gian được duy trì tồn tại trong các tổ chức khắp Thụy Sĩ, chủ yếu được thể hiện bằng âm nhạc, vũ đạo, thơ, khắc gỗ và thêu. Alphorn là một nhạc cụ giống như trumpet làm bằng gỗ, nó cùng với lối hát yodelphong cầm là khái quát của âm nhạc truyền thống Thụy Sĩ.[174][175]

Văn học

Jean-Jacques Rousseau không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà triết học có ảnh hưởng vào thế kỷ XVIII.[176]

Với tư cách liên bang, hình thành từ năm 1291 và khi đó hầu như chỉ bao gồm các khu vực nói tiếng Đức, dạng văn học sớm nhất của Thụy Sĩ được viết bằng tiếng Đức. Đến thế kỷ XVIII, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thời thượng tại Bern và nơi khác, với ảnh hưởng của các đồng minh và lãnh thổ lệ thuộc nói tiếng Pháp trở nên rõ ràng hơn.[177]

Trong số tác giả kinh điển của văn học tiếng Đức tại Thụy Sĩ có Jeremias Gotthelf (1797–1854) và Gottfried Keller (1819–1890). Các nhân vật phi thường của văn học Thụy Sĩ trong thế kỷ XX là Max Frisch (1911–1991) và Friedrich Dürrenmatt (1921–1990), có các tiết mục Die Physiker (Các nhà vật lý học) và Das Versprechen (Thề nguyện), được Hollywood dựng phim và phát hành vào năm 2001.[178]

Các nhà văn tiếng Pháp xuất chúng là Jean-Jacques Rousseau (1712–1778) và Germaine de Staël (1766–1817). Các tác giả gần đây hơn là Charles Ferdinand Ramuz (1878–1947) và Blaise Cendrars (1887–1961).[178]

Có lẽ sáng tạo văn học nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ là Heidi, một câu chuyện về cô bé mồ côi sống với ông trên dãy Alpes, đây là một trong số các sách thiếu nhi nổi tiếng nhất cho đến nay và trở thành một tượng trưng của Thụy Sĩ. Tác giả của truyện là Johanna Spyri (1827–1901), bà còn viết một số sách khác về đề tài tương tự.[178]

Truyền thông

Tự do báo chí và quyền tự do biểu đạt được đảm bảo trong hiến pháp liên bang của Thụy Sĩ.[179] Thống tấn xã Thụy Sĩ (SNA) phát thông tin mỗi giờ bằng ba trong bốn ngôn ngữ chính thức về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. SNA cũng cấp tin tức cho hầu như toàn bộ truyền thông Thụy Sĩ và hàng chục dịch vụ truyền thông ngoại quốc.[179]

Thụy Sĩ có số đầu báo phát hành lớn nhất xét theo tỷ lệ với dân số và kích thước.[180] Các báo có ảnh hưởng nhất là Tages-Anzeiger và Neue Zürcher Zeitung (NZZ) viết bằng tiếng Đức, và Le Temps viết bằng tiếng Pháp, song hầu như mỗi thành phố đều có ít nhất một báo địa phương. Sự đa dạng văn hóa giải thích việc có số lượng lớn báo chí.[180]

Chính phủ áp dụng kiểm soát nhiều hơn đối với truyền thông phát sóng so với truyền thông in ấn, đặc biệt là tài chính và cấp phép.[180] Tập đoàn Phát sóng Thụy Sĩ SRG SSR chịu trách nhiệm sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình. Các phòng thu của SRG SSR được phân bố khắp các khu vực ngôn ngữ. Nội dung phát thanh được sản xuất tại sáu phòng thu trung ương và bốn phòng thu khu vực, trong khi các chương trình truyền hình được sản xuất tại Genève, ZürichLugano. Một mạng lưới cáp quy mô rộng cũng cho phép hầu hết người Thụy Sĩ tiếp cận với các chương trình từ các quốc gia láng giềng.[180]

Kiến trúc

Kiến trúc ở Thụy Sĩ có truyền thống lâu đời. Phong cách Romanesque của thế kỷ 12 có thể được tìm thấy trong các nhà thờBasel, Sion, Chur, GenevaLausanne. Phong cách này, rất phong phú về biểu hiện, cũng có thể được tìm thấy ở nhiều lâu đài và pháo đài khắp đất nước, nhiều trong số đó vẫn còn ở trong tình trạng tốt. Các nhà thờ ở Schaffhausen, ZugZürich có phong cách Gothic, và các nhà thờ của EinsiedelnSt. Gallen có phong cách Baroque.

Thể thao

Khu trượt tuyết trên sông băng tại Saas-Fee

Trượt tuyết, trượt ván trên tuyếtleo núi nằm trong số các môn thể thao phổ biến nhất tại Thụy Sĩ, đặc điểm tự nhiên của quốc gia này đặc biệt thích hợp cho các hoạt động như vậy.[181] Thể thao mùa đông được cư dân bản địa và du khách luyện tập kể từ nửa sau thế kỷ XIX khi phát minh xe trượt băng tại St. Moritz.[182] Các giải vô địch trượt tuyết thế giới đầu tiên được tổ chức tại Mürren (1931) và St. Moritz (1934). St. Moritz còn từng đăng cai Thế vận hội Mùa đông lần thứ 2 vào năm 1928lần thứ năm vào năm 1948.

Các môn thể thao được theo dõi nhiều nhất tại Thụy Sĩ là bóng đá, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết đổ đèo, vật dân tộc "Schwingen", và quần vợt.[183]

Trụ sở của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng thế giới (IIHF) đặt tại Zürich. Trên thực tế trụ sở của nhiều liên đoàn thể thao quốc tế khác cũng nằm tại Thụy Sĩ, như Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Bảo tàng Olympic và Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) của IOC đặt tại Lausanne.

Thụy Sĩ từng đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1954, và cùng với Áo đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Giải Siêu hạng Thụy Sĩ là giải câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của quốc gia. Sân bóng đá cao nhất châu Âu với độ cao 2.000 mét (6.600 ft) trên mực nước biển nằm tại Thụy Sĩ và mang tên Sân vận động Ottmar Hitzfeld.[184]

Nhiều người Thụy Sĩ theo dõi khúc côn cầu trên băng và ủng hộ một trong 12 câu lạc bộ tại Giải hạng A, là giải đông đảo nhất tại châu Âu.[185] Năm 2009, Thụy Sĩ lần thứ 10 đăng cai Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới.[186] Do có nhiều hồ nên Thụy Sĩ là một nơi thu hút đối với môn thuyền buồm. Hồ lớn nhất Thụy Sĩ là hồ Genève là căn cứ của đội tuyển thuyền buồm Alinghi, là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành chiến thắng Cúp châu Mỹ năm 2003 và bảo vệ được danh hiệu vào năm 2007. Quần vợt ngày càng trở nên phổ biến tại Thụy Sĩ, các vận động viên như Martina Hingis, Roger Federer, và Stanislas Wawrinka từng nhiều lần giành chiến thắng tại Grand Slam.

Đua ô tô và các sự kiện thể thao ô tô bị cấm chỉ tại Thụy Sĩ sau tai nạn Le Mans năm 1955 tại Pháp, ngoại lệ là các sự kiện như leo đồi tốc độ. Trong giai đoạn này, Thụy Sĩ vẫn sản sinh các tay đua thành công, và Thụy Sĩ cũng chiến thắng Giải vô địch thế giới thể thao ô tô công thức A1 mùa 2007-2008. Tháng 6 năm 2007, Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ bỏ phiếu bỏ lệnh cấm, song Hội đồng Các bang Thụy Sĩ bác bỏ thay đổi và lệnh cấm vẫn duy trì.[187][188]

Các môn thể thao truyền thống gồm có vật Thụy Sĩ hay "Schwingen". Đây là một truyền thống cổ xưa từ các bang miền trung nông thôn và được một số người nhìn nhận là môn thể thao quốc gia. Hornussen là môn thể thao bản địa Thụy Sĩ khác, giống như pha tạp giữa bóng chày và golf.[189] Steinstossen là biến thể Thụy Sĩ của môn đẩy đá, một cuộc tranh tài bằng cách ném một khối đá nặng. Nó vốn chỉ được tập luyện trong phạm vi cư dân vùng núi cao từ thời kỷ tiền sử, và được ghi nhận diễn ra tại Basel trong thế kỷ XIII. Đây là trung tâm của Lễ hội Unspunnenfest được tổ chức lần đầu vào năm 1805, với biểu tượng là hòn đá 83,5 kg mang tên Unspunnenstein.[190]

Ẩm thực

Fondue là pho mát nấu chảy, bánh mì được nhúng vào

Ẩm thực Thụy Sĩ có nhiều khía cạnh, một số món như fondue, raclette hay rösti hiện diện trên toàn quốc, song mỗi bang phát triển nghệ thuật ẩm thực riêng của mình dựa theo khác biệt về khí hậungôn ngữ.[191][192] Ẩm thực Thụy Sĩ truyền thống sử dụng các nguyên liệu tương tự như của các quốc gia châu Âu khác, cũng như các sản phẩm sữa và pho mát độc nhất như Gruyère hay Emmental, được sản xuất tại các thung lũng GruyèresEmmental. Có nhiều cơ sở hảo hạng, đặc biệt là tại miền tây Thụy Sĩ.[193][194]

Sôcôla được sản xuất tại Thụy Sĩ từ thế kỷ XVIII, song đạt được danh tiếng vào cuối thế kỷ XIX khi phát minh các công nghệ hiện đại khiến sản phẩm có chất lượng cao. Một bước đột phá là phát minh sôcôla sữa đặc vào năm 1875 bởi Daniel Peter. Người Thụy Sĩ bình quân tiêu thụ sôcôla lớn nhất thế giới.[195][196]

Đồ uống có cồn phổ biến nhất tại Thụy Sĩ là rượu vang. Thụy Sĩ nổi tiếng vì trồng nhiều loại nho do khác biệt lớn về điều kiện đất, không khí, độ caoánh sáng. Rượu vang Thụy Sĩ được sản xuất chủ yếu tại Valais, Vaud (Lavaux), Genève và Ticino, với đa số nhỏ là rượu vang trắng. Các ruộng nho được canh tác tại Thụy Sĩ từ thời La Mã, thậm chí các dấu tích nhất định có thể cho thấy nguồn gốc cổ xưa hơn. Các loại phổ biến nhất là Chasselas (gọi là Fendant tại Valais) và Pinot noir. Merlot là loại chủ yếu được sản xuất tại Ticino.[197][198]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thụy_Sĩ http://www.anna.aero/european-airport-traffic-tren... http://www.winebiz.com.au/statistics/world.asp http://www.cp-pc.ca/english/switzerland/ http://www.about.ch/ http://www.are.admin.ch/dokumentation/00121/00224/... http://www.bag.admin.ch/themen/krankenversicherung... http://www.bar.admin.ch/archivgut/00591/00601/0060... http://www.bfe.admin.ch/forschungnetze/01223/index... http://www.pxweb.bfs.admin.ch/Dialog/varval.asp?ma... http://www.bfs.admin.ch/bfs/portal/de/index/news/0...